2. Niềng răng hoạt động như thế nào?
Hiện nay có hai dụng cụ phổ biến được sử dụng để niềng răng thẩm mỹ là niềng răng mắc cài và sử dụng khay trong suốt invisalign. Cách thức hoạt động khi niềng răng mắc cài và sử dụng khay trong suốt invisalign sẽ có sự khác nhau. Cụ thể như sau:
2.1 Niềng răng mắc cài
Niềng răng mắc cài bao gồm các mắc cài được gắn vào từng răng và liên kết chặt với nhau bởi dây cung kim loại. Từ đó, hệ thống này sẽ tạo ra áp lực để làm thẳng và căn chỉnh răng của bạn theo mong muốn.
2.2 Niềng răng khay trong suốt invisalign
Niềng răng mắc cài bao gồm các mắc cài được gắn vào từng răng và liên kết chặt với nhau bởi dây cung kim loại. Từ đó, hệ thống này sẽ tạo ra áp lực để làm thẳng và căn chỉnh răng của bạn theo mong muốn.
Cách thức hoạt động của niềng răng sẽ khác nhau tùy phương pháp mắc cài hoặc niềng răng Invisalign
3. Khi nào nên niềng răng?
Phương pháp niềng răng thường được áp dụng khi răng gặp phải những vấn đề sau:
- Răng hô: Là một dạng sai lệch khớp cắn và hàm trên thường chìa ra ngoài quá mức so với hàm dưới gây mất thẩm mỹ. Để điều chỉnh lại răng hô, bác sĩ nha khoa sẽ thực hiện niềng răng để căn chỉnh phần hàm trên đẩy vào bên trong khớp cắn chuẩn.
- Răng thưa: Đây là tình trạng khoảng cách giữa các răng rộng hay các răng không khít nhau. Niềng răng sẽ tạo ra một áp lực đẩy các răng lại gần nhau giúp bạn sở hữu hàm răng đẹp và nụ cười tự tin.
- Răng mọc lệch chen chúc nhau: Khi các răng mọc không đều, mọc lệch, chen chúc nhau cần thực hiện niềng răng để đưa các răng về đúng vị trí. Từ đó, giúp bạn sở hữu bộ răng đẹp, đều đặn.
- Răng cắn hở: Là một dạng sai khớp cắn khi mà một nhóm răng hàm trên và hàm dưới không chạm được vào nhau khi hàm đã đóng hoàn toàn. Tình trạng này sẽ khiến cho việc ăn nhai trở nên khó khăn và bạn cần thực hiện niềng răng để răng chuẩn khớp cắn và đều đẹp hơn.
- Răng móm: Móm là tình trạng răng ngược lại so với răng hô. Phần răng ở hàm dưới sẽ nhô ra và lệch so với răng ở hàm trên. Các bạn bị tình trạng này nên thực hiện niềng răng sớm để khuôn mặt cân đối và việc ăn nhai dễ dàng hơn.
- Răng mọc ngầm: Răng mọc ngầm là tình trạng răng mọc mới không thể xuyên qua nướu để nhô ra bên ngoài do các răng khác “chiếm chỗ” hoặc răng sữa chưa rụng. Khi niềng răng sẽ giúp di chuyển các răng kế cận về đúng vị trí để tạo khoảng cho răng mọc ngầm có thể nhô ra và “kéo” răng mọc ngầm về vị trí mong muốn.
Nên niềng răng khi răng hô, móm, mọc lệch, mọc ngầm, răng hở…
4. Độ tuổi lý tưởng để niềng răng
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực nha khoa, độ tuổi lý tưởng để niềng răng là trong vòng 2 năm sau khi bắt đầu dậy thì, thường ở độ tuổi từ 12 – 16 tuổi (sau khi đã thay hết răng sữa thành răng vĩnh viễn). Bởi vì đây là thời điểm cơ thể vẫn đang trong giai đoạn phát triển và xương hàm vẫn chưa cố định. Chính vì vậy, việc điều chỉnh hàm hay tình trạng răng mọc chen chúc dễ dàng, hiệu quả cao mà không cần nhổ bỏ răng.
Đồng thời, niềng răng giai đoạn này, những tác động của lực từ các khí cụ hay khay niềng sẽ giúp răng dịch chuyển nhanh, cho kết quả như mong muốn mà không cần đeo niềng thời gian dài.
Độ tuổi niềng răng lý tưởng là từ 12 – 16 tuổi
5. Quy trình niềng răng thẩm mỹ
Để hiệu quả niềng răng thẩm mỹ đạt cao, cần phải thực hiện niềng răng theo đúng quy trình, tuần tự từng bước như sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
- Các bác sĩ nha khoa sẽ thăm khám và chụp X quang để phân tích kỹ tình trạng của các răng mọc không đúng vị trí.
- Đưa ra đánh giá tổng quát về tình hình sức khỏe răng miệng của bệnh nhân.
Bước 2: Lên phác đồ điều trị tổng quát
- Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho bệnh nhân.
- Xử lý những bệnh lý răng miệng (nếu có) trước khi thực hiện niềng răng.
- Lấy dấu mẫu hàm để chế tác khí cụ niềng răng cho phù hợp
Bước 3: Gắn khí cụ niềng răng hoặc đeo khay niềng răng
- Với phương pháp niềng răng mắc cài, bác sĩ thực hiện gắn khí cụ lên răng của bạn. Các mắc cài được gắn trên thân răng. Dây cung được đặt nằm trên rãnh mắc cài tạo ra một lực để nắn chỉnh răng. Còn với phương pháp niềng răng khay trong suốt, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách đeo khay và tháo khay.
- Quá trình thực hiện bạn có cảm giác ê buốt nhẹ, nhưng triệu chứng sẽ nhanh chóng hết sau một vài ngày.
Bước 4: Tái khám theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về việc vệ sinh răng miệng.
- Bên cạnh đó, bạn cần tái khám định kỳ để theo dõi tiến độ niềng răng và có những điều chỉnh lực dây cung, mắc cài hay thay đổi khay niềng răng mới để phù hợp hơn với sự dịch chuyển của răng.
Bước 5: Tháo khí cụ niềng răng và đeo hàm duy trì
- Khi kết thúc quá trình niềng răng, bác sĩ thực hiện tháo khí cụ.
- Sau đó, bạn cần đeo hàm duy trì theo hướng dẫn của bác sĩ để giữ cho răng ổn định ở vị trí mới.
Quy trình niềng răng thẩm mỹ với 5 bước tại Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp